Chi bộ Vụ Pháp luật: Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị
Thứ Bảy, 21/06/2025, 06:20 [GMT+7]
Trong nhiệm kỳ 2022-2025, được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, sự phối hợp chặt chẽ giữa Chi ủy và lãnh đạo Vụ, cùng với sự quyết tâm, nỗ lực phấn đấu, Chi bộ Vụ Pháp luật đã tăng cường sự đoàn kết, thống nhất để hoàn thành tốt các mặt công tác về thực hiện nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng đảng, xây dựng đơn vị. Chi bộ luôn xác định lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị là trọng tâm; mọi đảng viên trong Chi bộ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự giác và cố gắng vươn lên hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
Theo đó, Chi bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Tham mưu lãnh đạo Ban trình ban hành và triển khai thực hiện Kế hoạch số 35-KH/BCĐTW, ngày 07/8/2023 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực về kiểm tra công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước và Quyết định thành lập 03 Đoàn công tác. Cử cán bộ tham gia các đoàn kiểm tra của Ban Chỉ… Thường xuyên theo dõi, tổng hợp công tác phòng, chống tham nhũng tiêu cực ở Đảng ủy Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Thanh Hải, Phó Trưởng Ban, Phó Bí thư Đảng ủy Cơ quan Ban Nội chính Trung ương chúc mừng Chi ủy Chi bộ Vụ Pháp luật, nhiệm kỳ 2025-2027 (ảnh Anh Hưng) |
Lãnh đạo, chỉ đạo việc chủ trì, phối hợp tham mưu xây dựng các Đề án: (1) Đề án “Tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành hoặc chỉ đạo ban hành các quy định về kiểm soát quyền lực để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực”. (2) Tham mưu Lãnh đạo Ban phối hợp với Đảng ủy Quốc hội xây dựng Đề án định hướng Chương trình xây dựng pháp luật nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV; Đề án Quy định của Bộ Chính trị về "Kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm, cục bộ trong công tác xây dựng pháp luật"; Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước”; Đề án “Đổi mới quy trình xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả”.
Lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động tham mưu, thẩm định, tham gia phát biểu ý kiến: Tổ chức các buổi nghiên cứu, thảo luận trong đơn vị đối với các dự án luật, quy phạm pháp luật được gửi xin ý kiến; tham mưu với Lãnh đạo Ban phát biểu ý kiến với Bộ Chính trị về các dự án luật được Đảng ủy Quốc hội trình xin ý kiến. Các ý kiến phát biểu của Ban Nội chính được Bộ Chính trị chấp thuận, các cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu, đánh giá cao.
Nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến giúp Lãnh đạo Ban phát biểu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư: Nghiên cứu, chuẩn bị ý kiến giúp Lãnh đạo Ban phát biểu với Bộ Chính trị, Ban Bí thư về dự kiến nội dung, chương trình và các dự án Luật, Nghị quyết trình Quốc hội thông qua tại các Kỳ họp của Quốc hội khóa XV do Đảng ủy Quốc hội trình xin ý kiến Bộ Chính trị.
Nghiên cứu, tham gia ý kiến với các cơ quan hữu quan: Nghiên cứu, tham gia ý kiến với các cơ quan hữu quan: (1) Đảng đoàn Quốc hội về dự thảo Quy định của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng, chống “lợi ích nhóm”, tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật; Dự thảo Chỉ thị về tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực thành pháp luật gửi Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực thành pháp luật của Nhà nước”; Đề án “Đổi mới quy trình xây dựng ban hành văn bản quy phạm pháp luật chuyên nghiệp, khoa học, kịp thời, khả thi, hiệu quả”; Hồ sơ dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Đảng ủy Quốc hội; Nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện Báo cáo chuyên đề “Bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng trong xây dựng pháp luật; kiến nghị những nội dung cần triển khai thực hiện và những nội dung cụ thể cần quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật”; (2) Ủy ban Kinh tế của Quốc hội về dự án Luật Phòng, chống rửa tiền (sửa đổi); dự án Luật Đất đai (sửa đổi); Văn phòng Quốc hội về dự thảo Nghị quyết về nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ban Thư ký Quốc hội; Chính phủ về Đề án “Nghiên cứu vấn đề xử lý hình sự về hành vi làm giàu bất hợp pháp”, Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo…
Lãnh đạo, chỉ đạo theo dõi hoạt động xây dựng pháp luật: Tham dự, nắm tình hình hoạt động của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Cử cán bộ dự thính các Phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV; Kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa XIV; các Kỳ họp Quốc hội và một số Kỳ họp bất thường Quốc hội khóa XV; Phiên họp Thường trực Ủy ban Pháp luật mở rộng để thẩm tra Tờ trình của Chính phủ về cơ cấu, tổ chức, số lượng thành viên Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026; Phiên họp Thường trực Ủy ban Tư pháp mở rộng để thẩm tra về một số nội dung, Báo cáo phục vụ cho phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội (tháng 9-2021); Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XV Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách thảo luận một số nội dung trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV; Phiên họp Thường trực Ủy ban Kinh tế mở rộng thẩm tra sơ bộ dự án Luật Đất đai (sửa đổi) để nắm bắt thông tin về các nội dung có liên quan đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban, kịp thời tham mưu với lãnh đạo Ban trong công tác xây dựng pháp luật. Sau các Phiên họp Vụ đã xây dựng Báo cáo những vấn đề quan trọng, còn nhiều ý kiến khác nhau báo cáo lãnh đạo Ban.
Ngoài ra, Chi bộ còn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ của Ban Nội chính Trung ương: Cử cán bộ tham gia các Ban soạn thảo, Tổ Biên tập xây dựngcác Đề án lớn của Ban; nghiên cứu, tham mưu, xây dựng các Đề tài, Đề án có chất lượng và tích cực tham gia hoạt động hợp tác quốc tế...
Chi bộ Vụ Pháp luật