Chi bộ Vụ Địa phương I: Lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác tham mưu, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị được giao

Chủ Nhật, 22/06/2025, 20:47 [GMT+7]
    Trong nhiệm kỳ qua, bám sát Nghị quyết Đại hội Đảng bộ cơ quan, sự lãnh đạo, chỉ đạo của lãnh đạo Ban Nội chính Trung ương, sự phối hợp chặt chẽ giữa Chi ủy và lãnh đạo Vụ, sự đoàn kết, nỗ lực cố gắng, quyết tâm cao của cán bộ, đảng viên, Chi bộ Vụ Địa phương I đã hoàn thành khá toàn diện các chỉ tiêu mà Nghị quyết Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2022-2025 đã đề ra. Chi  bộ lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên tích cực hưởng ứng Kế hoạch thi đua gắn với phong trào thi đua yêu nước của Đảng bộ cơ quan với chủ đề “Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động Ban Nội chính Trung ương đoàn kết, kỷ cương, trung thành, liêm chính, bản lĩnh, tận tụy, sáng tạo; nâng cao chất lượng tham mưu, phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị, lập thành tích chào mừng kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống ngành Nội chính Đảng và đại hội đảng các cấp tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng”.
 
Các đồng chí: Nguyễn Thanh Hải,, Phó Trưởng Ban, Phó Bí thư Đảng ủy Cơ quan Ban Nội chính Trung ương, Đặng Văn Dũng, Phó Trưởng Ban chúc mừng Chi ủy Chi bộ Vụ Địa phương I, nhiệm kỳ 2025-2027
Các đồng chí: Nguyễn Thanh Hải,, Phó Trưởng Ban, Phó Bí thư Đảng ủy Cơ quan Ban Nội chính Trung ương, Đặng Văn Dũng, Phó Trưởng Ban chúc mừng Chi ủy Chi bộ Vụ Địa phương I, nhiệm kỳ 2025-2027
    Cấp ủy Chi bộ Vụ Địa phương I đã đổi mới phương pháp xây dựng, ban hành chương trình, kế hoạch công tácđể lãnh đạo, chỉ đạo; tập trung vào những nhiệm vụ trọng tâm, đột phá và những vấn đề lớn theo chỉ đạo của Đảng ủy; đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành Chi bộ; đồng thời điều chỉnh, bổ sung và xử lý linh hoạt những công việc đột xuất; phát huy tính chủ động, sáng tạo, hiệu quả trong công tác, quan tâm, tháo gỡ những vấn đề còn vướng mắc, phát sinh từ thực tiễn. 
 
    Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, cấp ủy Chi bộ xác định rõ thẩm quyền, trách nhiệm và mối quan hệ giữa tập thể Chi ủy, người đứng đầu cấp ủy, đơn vị; nêu cao tinh thần đoàn kết, thống nhất, thực hiện theo nguyên tắc tập trung dân chủ trong công tác xây dựng Đảng và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị. Phương pháp, tác phong, lề lối làm việc của Chi ủy, người đứng đầu được đổi mới theo hướng bám sát thực tiễn, sâu sát công việc; cải cách hành chính trong công tác Đảng bước đầu được quan tâm, việc ứng dụng công nghệ thông tin theo hướng chuyển đổi số trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành bước đầu đạt kết quả. 
 
    Thực hiện các nhiệm vụ Đảng ủy, lãnh đạo Ban giao, Chi bộ luôn phát huy tính chủ động, sáng tạo, lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảng viên thực hiện có hiệu quả công tác tham mưu, nghiên cứu, đề xuất; cải tiến lề lối, phương pháp làm việc, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
 
    Chi bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện việc theo dõi, bám sát địa bàn, nắm chắc tình hình, diễn biến các vụ việc phức tạp, nổi cộm về an ninh, trật tự, tình hình tham nhũng, lãng phí, tiêu cực,kịp thời tham mưu lãnh đạo Ban lãnh đạo, chỉ đạo công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cải cách tư pháp ở các địa phương; trực tiếp theo dõi 28 tỉnh, thành khu vực miền núi phía Bắc và đồng bằng Sông Hồng; tổng hợp tình hình chung về nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cải cách tư phápcủa cả nước; chủ trì tham mưu tổ chức tọa đàm, hội nghị giao ban cụm về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cải cách tư pháp và sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua chuyên đề. 
 
    Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện tốt các nhiệm vụ: (1) Công tác phối hợp nghiên cứu, đề xuất lãnh đạo Ban về chủ trương, định hướng xử lý các vụ án, vụ việc do Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực giao tỉnh ủy, thành ủy, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực chỉ đạo xử lý, các vụ án, vụ việc mà tỉnh ủy, thành ủy, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực xin ý kiến Ban Nội chính Trung ương và các vụ án, vụ việc nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm. (2) Chủ trì, phối hợp giúp lãnh đạo Ban thẩm định, tham gia ý kiến về công tác tổ chức, cán bộ thuộc địa phương được phân công theo dõi theo chức năng, nhiệm vụ của Vụ và yêu cầu của lãnh đạo Ban; nghiên cứu, đề xuất lãnh đạo Ban xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh theo quy định. (3) Kịp thời tham mưu, giúp lãnh đạo Ban hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và cải cách tư pháp ở các tỉnh, thành phố được phân công theo dõi;đáng chú ý, đã chủ động tham mưu lãnh đạo Ban ban hành Tập tài liệu “Hướng dẫn nghiệp vụ công tác ngành Nội chính Đảng”;phối hợp, hướng dẫn các ban nội chính tỉnh ủy, thành ủy tham mưu tổ chức các hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, cải cách tư pháp ở địa phương. (4) Chủ trì, phối hợp tham mưu lãnh đạo Ban tổ chức sơ kết, tổng kết các quy định của Trung ương và của Ban: Tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; Sơ kết 05 năm thực hiện Quy định số 194-QĐ/TW của Ban Bí thư về phối hợp giữa Ban Nội chính Trung ương với các tỉnh, thành ủy trực thuộc Trung ương trong công tác nội chính, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và cải cách tư pháp; Sơ kết 03 năm thực hiện Quy định số 1188-QĐ/BNCTW, ngày 15/01/2020 về nhiệm vụ, quyền hạn, tráchnhiệm, lề lối làm việc và mối quan hệ công tác đối với cán bộ theo dõi địa bàn của Ban Nội chính Trung ương; tham gia rà soát bổ sung, sửa đổi Quy định số 04-QĐi/TW, ngày 25/7/2018 của Ban Bí thư về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu giúp việc tỉnh ủy, thành ủy; rà soát, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và giải pháp đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của Ban phục vụ Đề án rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp vụ, cấp phòng và đề xuất ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của Ban… 
 
    Lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác tham mưu việc chuẩn bị và tổ chức các đoàn công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, cải cách tư pháp tại các địa phương của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực. Nghiên cứu, xây dựng nhiều đề tài, đề án nghiên cứu khoa học có liên quan đến công tác nội chính, phòng chống tham nhũng, tiêu cực,cải cách tư pháp tại địa phương.
 
    Qua thực tiễn và đánh giá hoạt động của nhiệm kỳ 2022-2025, Chi bộ Vụ Địa phương I đã rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau: Một là, xác định đoàn kết, thống nhất là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Chi bộ, phát huy tinh thần đoàn kết chính là truyền thống và sức mạnh của Chi bộ trong nhiệm kỳ qua; Hai là,tranh thủ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, lãnh đạo Ban, sự phối hợp chặt chẽ của lãnh đạo Vụ, các vụ, đơn vị trong Ban, các tổ chức đoàn thể... để tập thể Chi bộ và Vụ luôn bảo đảm hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị được giao; Ba là, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nghiêm túc thực hiện các quy định, quy chế, mỗi cán bộ, đảng viên thường xuyên tu dưỡng, rèn luyện học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, xây dựng, giữ gìn hình ảnh, uy tín của cán bộ Ban Nội chính Trung ương “Trung thành- Liêm chính- Bản lĩnh- Tận tụy- Sáng tạo”, góp phần xây dựng tập thể Chi bộ Vụ Địa phương I trong sạch, vững mạnh.
                                                       Chi bộ Vụ Địa phương I
.